Ruồi nhà
Ruồi nhà

Ruồi nhà

Ruồi nhà (cũng gọi là ruồi nhà thông thường), tên khoa học Musca domestica, là một loài ruồi trong phân bộ Cyclorrhapha. Được cho là đã tiến hóa từ Đại Tân Sinh ở vùng Trung Đông và đã phân bố ra khắp thế giới, nó là loài ruồi phổ biến nhất trong tất cả các loài họ ruồi nhà, chiếm khoảng 91% tất cả các loài ruồi trong nơi ở của con người. Ruồi nhà được coi là một dịch hại có thể mang bệnh hiểm nghèo do cơ thể chúng mang nhiều mầm bệnh. Ruồi nhà trưởng thành có màu xám đen với bốn sọc sẫm màu trên ngực, thân ít lông và một đôi cánh màng. Chu kỳ sinh sản của ruồi nhà là chu kỳ biến thái hoàn toàn. Mỗi con ruồi cái trưởng thành bắt đầu đẻ những quả trứng màu trắng hình bầu dục vào bãi rác, phân hay xác động vật phân hủy. Trứng nở ra dòi trong khoảng 8 – 48 giờ sau khi đẻ.[1] Sau khoảng 2 đến 5 ngày chúng trở thành nhộng dài khoảng 8 mm. Con trưởng thành thường sống từ 2 đến 4 tuần nhưng có thể tạm dừng hoạt động vào mùa đông.

Liên quan